“Kiểm điểm bản thân” và nếu xuất hiện hơn nửa số dấu hiệu dưới đây, bạn cần phải làm một “cuộc cách mạng bản thân” gấp nhé.
Trong một nghiên cứu tại trường đại học Virginia vào năm 2014, những người tham gia thí nghiệm được sốc điện mỗi 15 phút một lần để ngăn những suy nghĩ nảy ra trong khi ngồi một mình. Từ đó, các chuyên gia đã rút ra được những dấu hiệu cho thấy con người đang sống một cuộc sống nhàm chán hoặc bản thân họ đang làm một người cực kì nhàm chán, cụ thể như sau:
1. Người nhàm chán không biết cân bằng cuộc hội thoại
Thay vì tung hứng giữa việc nói và lắng nghe, người nhàm chán hoặc chỉ im lặng nghe, hoặc sẽ tranh phần nói của người khác.
2. Người nhàm chán không biết liệu rằng những người khác có đang tập trung vào cuộc hội thoại với mình không
Nếu bạn là một người siêu nhàm chán, bạn sẽ bỏ qua ngôn ngữ cơ thể của người khác trong khi nói chuyện. Người nhàm chán sẽ tập trung nói liên tục, không chú ý đến các dấu hiệu và ngôn ngữ cơ thể của những người nghe với ngụ ý rằng: “Tôi không hề hứng thú về những gì bạn đang nói, nhưng tôi cố gắng gật đầu vài giây một lần chỉ để tỏ ra lịch sự mà thôi”.
Để tránh phạm phải lỗi giao tiếp căn bản làm nên một cá nhân nhàm chán này, hãy học cách lắng nghe người khác không chỉ bằng tai mà qua ngôn ngữ cơ thể nữa.
3. Người nhàm chán thường chọc cười “thiếu muối”
Khiếu hài hước là một hình thức biểu hiện của sự linh hoạt nhận thức – tức khả năng đào sâu một ý tưởng hay sự kiện thông qua nhiều góc nhìn và sau đó tìm ra điểm sáng của nó một cách tự nhiên nhất. Những người nhàm chán thường thiếu khả năng này.
4. Người nhàm chán luôn làm đi làm lại một việc không biết chán
Điều làm một cá nhân nhanh chóng trở thành một người nhàm chán nhất chính là không biết cách làm cuộc sống của mình có thêm nhiều trải nghiệm đa dạng. Những trải nghiệm đa dạng sẽ làm những cuộc nói chuyện của mỗi người có nhiều thông tin, không bị nhạt nhẽo hơn là làm đi làm lại một việc vào đúng một khoảng thời gian nào đó trong tuần.
Chẳng hạn như giữa một người tối thứ Bảy nào cũng đến quán cà phê quen thuộc và một người dành tối thứ Bảy cho nhiều hoạt động khác nhau, thay đổi theo tuần như đi bộ, đọc sách, đến thăm bạn bè… bạn sẽ thích nói chuyện với ai hơn?
5. Người nhàm chán thường không biết nói gì trong cuộc hội thoại
Có hai loại người nhàm chán: một loại là người nhàm chán ồn ào, loại còn lại là người nhàm chán lặng lẽ. Người nhàm chán ồn ào tin rằng họ là người thú vị nhất dù ở bất cứ đâu, trong khi người nhàm chán lặng lẽ lại nghĩ rằng tốt nhất họ đừng nên góp chuyện bởi có ai muốn nghe họ nói đâu. Và kiểu người nhàm chán im lặng thường sẽ sử dụng một vài mẫu câu khi được ai đó hỏi đến bất kì điều gì: “Tôi không biết nữa”, “Sao cũng được”, “Chắc là vậy”.
6. Người nhàm chán không có chính kiến
Nếu bạn không thường phản biện về những suy nghĩ, ý tưởng nảy ra trong đầu, bạn sẽ không biết đóng góp như thế nào trong một cuộc hội thoại. Từ đó, bạn sẽ dễ bị rơi vào tình trạng “gió chiều nào theo chiều đó”, không có chính kiến, không muốn tranh luận, và việc đó sẽ dần giết chết cái tôi thú vị tiềm ẩn bên trong bạn.
7. Người nhàm chán không biết cách kể chuyện
Một cách để thu hút và tạo sự kết nối với người khác là kĩ năng kể chuyện. Bạn phải chăm chút cho câu chuyện mình kể ra, đồng thời cũng phải biết gạ chuyện và chăm chút cho câu chuyện của những người khác nữa. Đó chính là nguồn tư liệu sống dồi dào làm nên sự thu hút của những người thú vị.
8. Người nhàm chán không nhìn mọi chuyện từ góc nhìn của người khác
Người nhàm chán thường không hiểu nổi việc nhìn từ góc độ của người khác thì sẽ thế nào. Việc đặt mình vào vị trí của người khác sẽ làm nên sức hút, sự thú vị của một cá nhân. Trong trường hợp này, trí thông minh cảm xúc chính là chìa khóa cho mọi cuộc hội thoại.
9. Người nhàm chán không có thứ gì mới để “góp vui”
Các nghiên cứu về não người đã cho thấy chúng ta có xu hướng tìm kiếm sự mới lạ. Đó là một nhu cầu đã diễn ra trong suốt 800.000 tiến hóa của loài người. Bởi vậy, trong một cuộc trò chuyện, nếu bạn không cung cấp thông tin nào mới cho người nghe thì họ sẽ nhanh chóng chán bạn.
Với nhiều người, một người nhàm chán là người không cung cấp điều gì mới cho họ. Theo đó, có một số người mà ngay từ những phút đầu trò chuyện đã thể hiện rõ sự nhàm chán của mình, trong khi một số khác lại phải mất kha khá thời gian để người khác nhận ra.
10. Người nhàm chán không biết cách lôi kéo người khác vào câu chuyện của mình
Điều làm một cá nhân trở nên nhàm chán là không biết cách lôi kéo người khác vào câu chuyện của mình. Điều này dễ làm nhiều người nghĩ rằng người nhàm chán ấy chỉ muốn lời họ nó trở thành tâm điểm mà thôi. Hơn nữa, người nhàm chán thường cung cấp rất nhiều thông tin nhưng những thông tin ấy cuối cùng lại chẳng liên quan gì với nhau và không đóng góp được gì cho chủ đề chung. Từ đó, họ sẽ dần lạc lõng trong mọi cuộc trò chuyện.